Canalblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
Publicité
Cong ty luat Hung Thang
2 avril 2021

Công Ty Giữ Bằng Gốc Của Người Lao Động Có Vi Phạm Pháp Luật Không?

Câu hỏi của bạn đọc: Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về vấn đề công ty giữ bằng gốc của người lao động có vi phạm pháp luật không? Tôi vừa mới trúng tuyển vào một công ty, tuy nhiên họ yêu cầu tôi nộp bằng gốc và nói rằng nếu vào làm việc thì công ty sẽ giữ bằng gốc của tôi trong vòng 05 năm. Vậy Bộ Luật lao động hiện hành có quy định về việc công ty được giữ bằng gốc của nhân viên không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Xem thêm các chủ đề liên quan dưới đây:

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động vô hiệu

Thủ tục đăng ký nội quy lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hùng Thắng. Về vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Công ty giữ bằng gốc của người lao động có vi phạm pháp luật không?

Trước khi tiến hành giao kết hợp đồng, người lao động và người sử dụng có thể thỏa thuận các nội dung liên quan đến hợp đồng, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Bộ Luật lao động 2019, khi ký kết và thực hiện hợp đồng lao động người sử dụng lao động sẽ không được thực hiện các hành vi sau đây:

“ Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

  1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
  2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
  3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”

Theo đó, việc giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là những hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.

Vì vậy, việc công ty của bạn yêu cầu giữ bằng gốc của bạn là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

2. Xử lý hành vi người sử dụng lao động giữ bằng gốc của người lao động

Khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức xử lý hành chính khi người sử dụng lao động giữ bằng gốc của người lao động như sau:

“ Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

...

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu công ty bạn đang giữ bằng gốc của bạn thì công ty bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại bằng gốc cho bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Thắng về câu hỏi của bạn. Nếu bạn còn gì thắc mắc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất, chính xác, đầy đủ nhất về các vấn đề pháp lý mà bạn đang gặp phải.

Publicité
Publicité
Commentaires
Cong ty luat Hung Thang
Publicité
Archives
Publicité