Canalblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
Publicité
Cong ty luat Hung Thang
7 avril 2021

Thủ Tục Tái Thẩm Trong Vụ Án Dân Sự

Nắm được thủ tục tái thẩm trong vụ án dân sự giúp đảm bảo quyền và lợi ích cho đương sự trong trường hợp có tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi nội dung Bản án, quyết định mà họ không biết được khi Tòa án ra Bản án, quyết định. 

1. Căn cứ pháp lý.
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC.
2. Nội dung tư vấn

Theo Điều 351 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015: 

“Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”.

Giải quyết vụ án theo thủ tục tái thẩm được pháp luật quy định như sau:

a) Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

Theo quy định tại Điều 352 BLTTDS 2015, thì bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau: 

  • Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
  • Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
  • Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
b) Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Theo Điều 354 BTTTDS năm 2015 thì những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Về Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Điều 355 BLTTDS quy định là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

c) Trình tự, thủ tục.

Theo Khoản 01 Điều 353 BLTTDS năm 2015 thì “Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 của Bộ luật này.”

Do đó, khi phát hiện tình tiết mới của vụ án, đương sự cần làm đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm (Gọi tắt là Đơn đề nghị tái thẩm) và gửi cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo đến người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định.

Sau khi thụ lý đơn đề nghị, thì người có thẩm quyền kháng nghị có trách nhiệm phân công người tiến hành nghiên cứu đơn đề nghị và hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền tái thẩm sẽ mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục tái thẩm.

Như vậy, để thực hiện được thủ tục tái thẩm trong trường hợp này một cách nhanh chóng, đương sự cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị tái thẩm đầy đủ tránh trường hợp mất thời gian sửa đổi, bổ sung hoặc trả đơn đề nghị.

Trên đây là toàn bộ tư vấn pháp luật của Luật Hùng Thắng đối với Thủ tục Tái thẩm vụ án Dân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. 

Vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG nếu còn những vướng mắc, chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác để được tư vấn cụ thể.

Publicité
Publicité
Commentaires
Cong ty luat Hung Thang
Publicité
Archives
Publicité